Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết
Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết
64, TL15, Ấp 11A, X.Tân Thạnh Đông, H.Củ Chi, Tp.HCM
Email:info@namthanhlong.com

0982.614.088

028 36209666

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

Băng tải con lăn được hiểu là một hệ thống bao gồm các con lăn được kết nối với nhau một cách vững chắc để nâng đỡ, vận chuyển hàng hóa trong các

Băng tải con lăn và những đặc điểm kỹ thuật cần biết

 

 1. Băng tải con lăn là gì? 

 

     Băng tải con lăn được hiểu là một hệ thống bao gồm các con lăn được kết nối với nhau một cách vững chắc để nâng đỡ, vận chuyển hàng hóa trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Hệ thống này có thể sử dụng được cho các loại sản phẩm có trọng lượng từ nhẹ đến rất nặng. Đồng thời, nó cũng hoạt động rất tốt trong môi trường bụi bặm hoặc có hóa chất ăn mòn.

 

     Thông thường, người ta dùng băng tải con lăn để di chuyển các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng (ví dụ như: thùng carton, sản phẩm có dạng hình hộp,…).

 

 

 2. Cấu tạo của băng tải con lăn

 

     Một hệ thống băng tải con lăn hoàn thiện, đạt chuẩn cần bao gồm các phần chính sau:

 

 - Con lăn: Đây là bộ phận chính, có tác dụng truyền động và là thành phần bắt buộc phải có trong hệ thống băng tải con lăn. Tùy thuộc vào thuộc tính của loại hàng hóa cần vận chuyển mà người ta có thể sử dụng con lăn với đường kính và số lượng khác nhau. Các vật liệu thường được sử dụng để chế tạo con lăn có thể kể đến như: inox, thép, cao su, nhựa, nhôm,…

 

 - Khung băng tải: Tác dụng chính của thiết bị này là nâng đỡ các con lăn trong quá trình vận hành. Thường thì bộ phận này sẽ được chế tạo từ thép hoặc inox không gỉ và được thiết kế để có thể dễ dàng tháo lắp hoặc di chuyển.

 

 - Chân trụ: Tùy theo từng mục đích sử dụng cụ thể mà bạn có thể sử dụng chân trụ cố định hay di động. Trong một số trường hợp đặc biệt, chân trụ có thể thiết kế để tháo lắp, xếp gọn và nâng hạ theo yêu cầu.

 

 

 3. Đặc điểm kỹ thuật của băng tải con lăn

 

     Muốn quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn, hệ thống băng tải con lăn cần đảm bảo các đặc điểm kỹ thuật sau:

 

  • Chiều dài của băng tải con lăn sẽ giới hạn trong khoảng từ 1.000 – 20.000mm (tùy theo quãng đường vận chuyển sản phẩm thực tế).
  • Chiều cao của băng tải con lăn sẽ nằm trong khoảng từ 400-1.200mm. Đây là mức giới hạn chiều cao phù hợp để người lao động có thể thoải mái thao tác làm việc.
  • Chiều rộng của băng tải con lăn sẽ tùy thuộc vào kích thước của hàng hóa cần vận chuyển nhưng thường có giới hạn từ 190 – 2.500mm
  • Đường kính của con lăn nằm trong khoảng ø34 – ø 219 (mm)
  • Độ dày con lăn nằm trong khoảng từ 1.5 – 10mm
  • Khoảng cách giữa 2 con lăn thường có kích thước: 80, 120, 150 hoặc 180 (mm). Tùy thuộc vào kích thước và trọng lượng thực tế của sản phẩm mà bạn có thể chọn loại con lăn phù hợp.
  • Khung cần được làm từ thép sơn tĩnh điện hoặc inox để đảm bảo độ bền cao, chắc chắn và chống rỉ sét, ăn mòn.
Ngày đăng: 09-09-2020

2018 Copyright © CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BĂNG TẢI NAM THÀNH LONG Web Design by Nina.vn

Hotline tư vấn miễn phí: 028 36209666